Lượt xem: 573

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng: Nhiều kết quả nổi bật trong thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư

Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; thời gian qua, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy gắn với thực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội phù hợp nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của hầu hết cán bộ, hội viên, phụ nữ (CBHVPN); trong đó, quan tâm công tác thông tin, tuyên truyền trong hội viên, phụ nữ (HVPN) vùng đồng bào dân tộc Khmer, Hoa, tôn giáo với nhiều kết quả nổi bật.

 


Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thông tin, tuyên truyền tại Hội thảo

 

    Nội dung, phương thức hoạt động Hội từng bước được đổi mới, hướng mạnh về cơ sở; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, vận động; tranh thủ các nguồn lực để thúc đẩy phong trào thông qua các chương trình, đề án, dự án Hội khai thác, quản lý, thực hiện hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển biến về hành vi cho HVPN trên địa bàn tỉnh thông qua hình thức, nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, nhất là CBHVPN dân tộc Khmer, Hoa, hội viên tôn giáo.

    Cụ thể là, các cấp Hội LHPN chủ động phối hợp ngành liên quan để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tại cơ sở như: Tổ chức 18 cuộc tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 tại các xã vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở 18 cơ sở thuộc 11 huyện, thị xã, thành phố, có trên 600 hội viên, phụ nữ tham dự; tổ chức 33 lớp tập huấn, 123 cuộc nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao năng lực, tuyên truyền kiến thức, giảm nghèo thông tin, tuyên truyền kiến thức pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội, tín dụng đen, mua bán người, ma túy, mại dâm, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em; sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả; kiến thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa… cho gần 14.000 CBHVPN, giáo viên, học sinh trong tỉnh; 11 cuộc truyền thông diện rộng, 11 lớp phổ biến giáo dục pháp luật với chủ đề “Phụ nữ với pháp luật”, trao đổi tư vấn, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan pháp luật có gần 2.000 người dự. Cử cán bộ Hội tham gia cùng Ban Dân tộc tỉnh với vai trò là báo cáo viên, diễn giả trong các lớp tập huấn triển khai, tọa đàm về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… (bình quân hằng năm tham gia 3-5 lớp, mỗi lớp khoảng 100 đại biểu tham dự).

    Bên cạnh, Hội tổ chức hội thi “Chi hội trưởng phụ nữ giỏi”, “Kể chuyện về Bác”, tuyên truyền viên giỏi, giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm, phiên tòa giả định, đối thoại chính sách, diễn đàn phòng chống bạo lực gia đình, tiểu phẩm truyền thông, hội thảo nhân rộng mô hình thông tin, tuyên truyền hiệu quả... thu hút hàng ngàn lượt CBHVPN tham gia và được nâng cao nhận thức trên nhiều lĩnh vực; tổ chức ra mắt và vận hành Trang thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh (htttp://phunu.soctrang.gov.vn) và các nhóm zalo, facebook “Phụ nữ Sóc Trăng” (trên 7.000 thành viên) thực hiện có hiệu quả công tác thông tin cơ sở; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, Báo Sóc Trăng thực hiện chuyên trang, chuyên mục định kỳ hằng tháng nhằm kịp thời thông tin kết quả nổi bật, gương điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực hoạt động Hội; duy trì, nâng chất lượng hoạt động hiệu quả 109 tủ sách, 78 góc sách ở cơ sở, 142 điểm đọc sách, báo công cộng tại các chi, tổ, hội, thu hút hàng chục ngàn lượt CBHVPN thường xuyên mượn sách về nhà đọc, nghiên cứu nhằm nâng cao văn hóa đọc trong chị em. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia hưởng ứng Cuộc thi viết chính luận khoa học về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2021, 2022; cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật, “Tử tế với môi trường”, cuộc thi viết tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XIV. Quá trình tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, Hội quan tâm xây dựng các mô hình điểm, lựa chọn địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự để xây dựng mô hình, xây dựng lực lượng nòng cốt nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những kiến thức, kinh nghiệm xây dựng cuộc sống gia đình, phát triển kinh tế, phòng chống tệ nạn xã hội,…. Tiêu biểu như: Ra mắt mô hình điểm và tập huấn nâng cao kiến thức cho 11 tổ phản ứng nhanh phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ trẻ em với trên 220 thành viên là lực lượng nòng cốt tại 11 cơ sở có vụ việc xảy ra; 44 tổ, CLB phụ nữ thực hiện Đề án 938 về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn, 2017 - 2027” tại 44 cơ sở có những vấn đề về môi trường, an ninh trật tự (822 hội viên, phụ nữ tham gia), trong đó có trên 50% địa bàn vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo; lực lượng này thường xuyên được tập huấn, cung cấp kiến thức qua nhiều hình thức như sinh hoạt định kỳ (hằng tháng hoặc hằng quí), tham dự các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, được cung cấp tài liệu, tờ rơi,…

    Từ các hình thức hiệu quả trên, hằng năm có trên 95% cán bộ, hội viên, 70% phụ nữ được tiếp cận các thông tin, kiến thức trên nhiều lĩnh vực, tỷ lệ thu hút phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội ngày càng tăng. Đến tháng 9/2022, toàn tỉnh có 228.520 hội viên, chiếm 60,86%/tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên (375.498), tăng 75.519 hội viên so năm 2016; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội là 1.232 chị, tham gia công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới hội viên, phụ nữ trên địa bàn dân cư.

    Tuy nhiên, một số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo vẫn còn xảy ra tệ nạn xã hội, bạo lực, xâm hại phụ nữ trẻ em do ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân vẫn còn hạn chế; thủ đoạn, hình thức của các loại tội phạm ngày càng tinh vi; công tác tuyên truyền từng lúc, từng nơi vẫn còn hạn chế, địa bàn và đối tượng tiếp cận chưa được rộng rãi, đều khắp do thiếu nguồn lực (con người, kinh phí,…)

    Từ thực tiễn trên, trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo. Quan tâm triển khai thực hiện tốt Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, với nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho HVPN vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên, lực lượng nòng cốt của Hội về kỹ năng, phương pháp tuyên truyền, giáo dục, nhất là kỹ năng tuyên truyền miệng (có thực hành kỹ năng, xử lý tình huống cụ thể); tranh thủ nhiều nguồn lực tiếp tục xây dựng mô hình và duy trì hoạt động các mô hình hiệu quả làm nòng cốt cho công tác thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.

Nguyễn Thị Diện



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 36
  • Hôm nay: 1083
  • Trong tuần: 82,623
  • Tất cả: 11,527,179