Lượt xem: 2890

Mô hình nuôi heo rừng hiệu quả của hội viên nông dân xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú

Đó là mô hình thành công của ông Trần Văn Sơn, hội viên nông dân ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú. Cách làm của ông Sơn đã phần nào thay đổi tư duy phát triển kinh tế tại vùng nông thôn có điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn như xã Mỹ Phước.

 


Mô hình nuôi heo rừng của hội viên nông dân Trần Văn Sơn xã Mỹ Phước. Ảnh Quốc Tuấn

 

    Sau quá trình tìm hiểu, đầu năm 2020, ông Trần Văn Sơn quyết định chọn mô hình nuôi heo rừng, với mong muốn tạo ra hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế của gia đình. Bằng nguồn vốn vay tín dụng chính sách 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, vợ chồng ông Sơn đã đầu tư xây chuồng và mua 10 con heo rừng giống về nuôi thử nghiệm. Vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm từ báo, đài và những người đi trước, cùng sự hỗ trợ của ngành chức năng, sau gần 10 tháng thả nuôi theo hướng an toàn hữu cơ, lứa heo rừng đầu tay đã được xuất chuồng trong niềm vui khó tả, trừ mọi khoản chi phí con giống, thức ăn, công chăm sóc gia đình, ông thu lãi vài chục triệu đồng.

    Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Sơn chia sẻ, việc nuôi heo rừng không khó mà ngược lại chúng còn có khả năng chống chọi với thời tiết tốt hơn các giống heo thịt mà người dân đang nuôi phổ biến tại địa phương. Vốn là động vật hoang dã ăn tạp, nên mình có thể tận dụng nhiều nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương như các loại lá khoai, lá môn, cây chuối, lục bình, cám, hèm rượu... Mô hình này rất phù hợp với những hộ nghèo, cận nghèo vì chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro.

    Ông Sơn cho biết thêm, trong khi nhiều hộ dân nuôi heo thịt theo hướng truyền thống trước nay khá lo lắng vì giá cả thị trường thiếu ổn định, chi phí đầu tư cao, thì gia đình ông lại an tâm hơn vì nuôi heo rừng chi phí nuôi thấp, khi bán ra thị trường dễ tiêu thụ hơn. Lúc nào chuồng nuôi heo rừng của ông Sơn cũng có 05 con heo mẹ, cùng với đàn heo thịt từ 20 - 25 con. Mỗi năm heo mẹ sinh sản 02 lứa, mỗi lứa từ 6 đến 10 heo con. Thời gian nuôi từ 7 - 9 tháng là có thể xuất bán, với trọng lượng mỗi con khoảng 20 kg, mỗi kg là 150.000 đồng, còn đối với heo giống mỗi kg là 200.000 đồng. Nhờ sự cần cù, chịu khó sau khi trừ các khoản chi phí bình quân thì lợi nhuận thu được mỗi năm khoảng 80 triệu đồng.

    Đồng chí Nguyễn Minh Sang - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Phước cho biết, thấy mô hình chăn nuôi heo rừng của ông Sơn đạt hiệu quả cao, một số hộ dân ở xã Mỹ Phước đã đến học hỏi kinh nghiệm về áp dụng chăn nuôi và thành công. Đặc điểm của heo rừng vẫn còn đặc tính hoang dã nên dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại có sức đề kháng tốt, có thể nuôi nhốt như heo thuần hoặc thả tự do. Mô hình này đang được nhân rộng tại địa phương.

Quốc Tuấn



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 132
  • Hôm nay: 1188
  • Trong tuần: 84,594
  • Tất cả: 11,540,387