Lượt xem: 485

Tọa đàm khoa học “Thực trạng, tiềm năng và định hướng du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 - 2025”

Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quản trị doanh nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức Tọa đàm khoa học “Thực trạng, tiềm năng và định hướng du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 - 2025” tại phòng họp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Sóc Trăng.

    Tọa đàm có sự tham gia của 20 đại biểu gồm: Lãnh đạo Sở VHTTDL, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Du lịch, một số phòng văn hóa thông tin các huyện và thành phố Sóc Trăng cùng các thành viên thực hiện đề án.

    Tọa đàm tổ chức nhằm đánh giá khái quát thực trạng và hình thành ý tưởng phát triển du lịch của tỉnh thông qua việc thực hiện Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035” và tiếp nhận các ý kiến góp ý của các chuyên gia, các sở, ban ngành tỉnh và địa phương để định hướng triển khai đề án.


Thạc sĩ Trần Minh Lý - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Tọa đàm.

 

    Buổi tọa đàm đã có nhiều ý kiến của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương. Trong đó, các đại biểu đều thống nhất nhận định về lợi thế tiềm năng để phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng, cũng như đã nêu ra những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động du lịch của địa phương. Cụ thể như: Sóc Trăng thuận lợi về vị trí địa lý, bản sắc văn hóa 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, sự giao thoa về văn hóa đã tạo cho Sóc Trăng có bản sắc riêng, phong phú và đa dạng, tất cả đều có thể khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh. Ngoài loại hình du lịch truyền thống như loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du lịch về nguồn, gần đây có sự xuất hiện về loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - trải nghiệm, đang nhận được sự quan tâm của các công ty lữ hành và du khách. Các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư mới và nâng cấp sửa chữa. Các điểm dừng chân của tỉnh ngày càng thu hút khách đến mua sắm hàng đặc sản và sản phẩm địa phương, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch. Tỉnh cũng có sự quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng và chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư các dự án về du lịch. Nhờ vậy, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư như các dự án: Khu văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành; Khu văn hóa tín ngưỡng Hồ Bể, thị xã Vĩnh Châu; bên cạnh đó, lãnh đạo cũng đề xuất các địa phương cần quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động điểm đến, gắn các câu chuyện hay truyền thuyết điểm đến nhằm tạo sự hấp dẫn cho du khách; tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo nghiệp vụ; tạo sự gắn kết thành chuỗi điểm đến giữa các địa phương, trở thành tour, tuyến chất lượng; phát huy và nâng cấp các sản phẩm phẩm OCOP để làm sản phẩm quà tặng cho khách du lịch đến Sóc Trăng,...

    Tiến sĩ Lê Cao Thanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quản trị doanh nghiệp, Trường Đại học Công nghệ thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh - đại diện đơn vị nhận Dự án trình bày các giải pháp cần tập trung nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng như: Tập trung phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh; đề xuất các chích sách ưu đãi phát triển đầu tư về du  lịch; phát triển du lịch dựa trên sự khác biệt về sản phẩm du lịch; tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử, điểm đến, truyền thuyết hóa các sự tích, mẫu chuyện thu hút du khách; phát huy các lợi thế, sản phẩm kết nối giữa các địa phương và ưu tiên các nguồn ngân sách tập trung cho mục tiêu phát triển du lịch,..

    Thạc sĩ Trần Minh Lý - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, đại diện đơn vị đầu tư Dự án, đánh giá cao về trách nhiệm thực hiện Dự án của nhóm nghiên cứu; đồng thời đề nghị Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quản trị doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn 2020 - 2025 xây dựng, phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng theo cụm và kết nối sản phẩm thành chuỗi sản phẩm thu hút khách du lịch; định hướng phát triển chợ nổi Ngã Năm phù hợp với điều kiện hiện tại; nhờ nhóm nghiên cứu quan tâm chỉ rõ, tạo sự khác biệt cho các sản phẩm du lịch của tỉnh Sóc Trăng, quan tâm xây dựng sản phẩm đưa huyện Cù Lao Dung trở thành điểm nhấn khai thác đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh, ... Thạc sĩ Trần Minh Lý cũng đề nghị đến năm 2030, nhóm nghiên cứu đưa sản phẩm du lịch nghĩ dưỡng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp phục vụ du khách; điều chỉnh mục tiêu tổng quát đến năm 2025 từ tỷ lệ 50 %, giảm xuống tối đa còn 36%.

    Thay mặt nhóm viên cứu, Tiến sĩ Lê Cao Thanh tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu sở, ban ngành tỉnh; đồng thời sẽ sớm hoàn chỉnh các nội dung bổ sung, đề xuất của đại biểu và dự kiến tổ chức hội thảo lần 1 vào cuối tháng 01 năm 2021.

Lý Thị Phương



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 88
  • Hôm nay: 108
  • Trong tuần: 81,648
  • Tất cả: 11,526,204