Lượt xem: 423

Cù Lao Dung triển khai biện pháp phòng, chống hạn, mặn

Cũng là địa phương chuyên sản xuất về nông nghiệp, nhưng thế mạnh của huyện Cù Lao Dung là trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản và rau màu các loại. Chính vì vậy, để bảo vệ tốt diện tích vườn cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản trước tác động của biến đổi thời tiết như bị ảnh hưởng khi triều cường dâng, đặc biệt là trong những tháng mùa khô tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt, huyện đã chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn nhằm bảo vệ tốt diện tích cây trồng trên địa bàn toàn huyện.


Mô hình tưới thông minh qua thiết bị quan trắc môi trường tự động. Ảnh Thúy Liễu

    Cù Lao Dung có diện tích trồng cây ăn trái gần 4.500 ha, được phân bổ đều tại các địa phương trên địa bàn toàn huyện, trong đó một số loại cây trồng chính như: Nhãn, xoài, bưởi, thanh long, dừa, chanh… huyện đã có 19 vùng trồng cây ăn trái tập trung với diện tích 148 ha, trong đó có 4 vùng sản xuất cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng trên các loại trái cây là: Xoài cát chu, xoài đài loan, thanh nhãn, nhãn Ido, cùng với đó đã có 2 mặt hàng của hai hợp tác xã được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu “Trái cây Cù Lao Dung”, nhãn hiệu “Xoài An Thạnh I”. Đồng thời, huyện có diện tích cây màu lương thực, thực phẩm với 985 ha, diện tích mía 3.270 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 607 ha. Qua thống kê, với diện tích các loại cây ăn trái và cây màu lương thực đa dạng, phong phú tại huyện nên để đảm bảo các loại cây trồng phát triển tốt, ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang diễn ra hằng năm. Trong thời điểm hiện tại, ngành chuyên môn của huyện đã vận động tuyên truyền, hỗ trợ 20 hộ dân tiến hành triển khai một số mô hình tưới tự động cho các loại cây xoài, nhãn, bưởi, dừa; trong đó có một mô hình tưới thông minh qua thiết bị quan trắc môi trường tự động trên xoài. Bên cạnh đó, hơn 200 ha rau màu 80% áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước. Riêng với các nhà vườn có diện tích cây ăn trái, ngoài các mô hình tưới tự động được ngành chuyên môn hỗ trợ, hầu hết nhà vườn đều áp dụng phương thức trữ nước ngọt trong các ao vườn để bơm nước tưới cho cây trồng, thông qua hệ thống tưới tiết kiệm đã phát huy hiệu quả trong mùa hạn hán xâm nhập mặn, nên nhà vườn không phải lo lắng nước mặn xâm nhập vào các ao vườn, bởi toàn bộ diện tích ao vườn đều được lót bạt để trữ nước và hệ thống cống tại vườn đều được đóng chặt khi nước bên ngoài có độ mặn sẽ ảnh hưởng đến cây trồng.

    Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Văn Đắc chia sẻ: “Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, dự báo nguồn nước mùa khô 2020-2021 về đồng bằng thấp, vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nguồn nước ngọt có nguy cơ bị thiếu hụt cao giữa mùa khô, xâm nhập mặn dự báo tại các cửa sông Cửu Long duy trì cao và dự báo trên địa bàn tỉnh, độ mặn tiếp tục xâm nhập mặn mạnh vào các kênh rạch. Trước đánh giá của ngành chuyên môn, huyện đã tăng cường công tác chủ động phòng, chống hạn, mặn, như tiến hành vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngọt ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, đảm bảo tích trữ nước ngọt trong vườn đầy đủ sẽ góp phần có hiệu quả để hạn chế thiệt hại khi mặn lên cao. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân để người dân nắm rõ diễn biến thời tiết mùa khô. Từ đó, phòng tránh các tác hại đến sản xuất, chủ động ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra; tăng cường công tác thông tin, cảnh báo diễn biến tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp; tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống thiên tai, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn trên các loại cây ăn trái...”.


Tích trữ nước ngọt trong các ao vườn. Ảnh Thúy Liễu

 

    Đồng chí Cao Thành Tỷ - Trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Cù Lao Dung cho biết: “Nhằm chủ động bảo vệ tốt cho sản xuất, để hạn chế thấp nhất do hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến cây trồng trong mùa hạn mặn, đơn vị chuyên môn khuyến cáo nhà vườn gia cố hệ thống đê bao quanh vườn nhà, áp dụng các biện pháp tưới nước tiết kiệm, khi gặp hạn nên giảm lượng nước tưới mỗi lần và giãn thời gian tưới giữa hai lần; che phủ đất trong mùa khô bằng vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô) hoặc sử dụng màng phủ nông nghiệp để phủ gốc giữ ẩm cho cây, cắt tỉa cành, tỉa bớt nụ hoa khi gặp điều kiện khô hạn; chủ động lấy nước ngọt khi có điều kiện, cùng với đó trước khi lấy nước phải kiểm tra độ mặn trước khi tưới theo khuyến cáo của ngành chuyên môn trên từng loại cây trồng, thường xuyên kiểm tra vườn phát hiện sớm dịch hại, để phòng trừ kịp thời. Đối với rau màu, người dân không nên xuống giống các loại rau màu nếu không đảm bảo đủ lượng nước tưới, trừ những vùng chủ động được nước ngọt để tưới cho cây mới xuống giống, kiểm tra độ mặn trước khi bơm tưới và áp dụng các biện pháp sinh học trong canh tác, như sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học. Riêng đối với cây mía, bố trí thời vụ hợp lý, khi có vài cơn mưa đầu vụ nông dân nên xả phèn, mặn và làm đất mới xuống giống hoặc một số vùng chủ động được nguồn nước ngọt tưới thì nông dân có thể xuống giống sớm và chăm sóc tốt để cây trồng vượt qua giai đoạn khô hạn. Ngoài ra, khi bị khô hạn, xâm nhập mặn trong giai đoạn đầu của cây mía và khi bón phân thì phải tranh thủ nguồn nước ngọt từ giếng khoan hoặc sử dụng nguồn nước sông với độ mặn dưới 1‰, phun một số loại phân bón lá lúc cây mía từ 1-2 ngày tuổi nhằm giúp tăng khả năng chống chịu của cây..”.

Thúy Liễu



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 92
  • Hôm nay: 767
  • Trong tuần: 84,173
  • Tất cả: 11,539,966