Lượt xem: 505

Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022)

97 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa; là công cụ sắc bén góp phần quan trọng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

 


Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tặng quà cho Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng. 

 

    Trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, từ năm 1860 đã có một số tờ báo lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Những năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh hướng chính trị khác nhau, nên không thể tập hợp vào chung một tổ chức thống nhất.

    Đến ngày 21/6/1925, tại số nhà 13 đường Văn Minh, Quảng Châu (Trung Quốc), cơ quan ngôn luận của tổ chức “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội” - Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên thì dòng báo chí cách mạng Việt Nam mới bắt đầu hình thành. Theo Quyết định của Ban Bí thư số 52-QĐ/TW ngày 05/02/1985, lấy ngày 21/6 hằng năm là Ngày Báo chí Việt Nam nhằm kỷ niệm, tri ân các nhà báo đã cống hiến trí tuệ, sự nhiệt thành để độc giả có những bài báo hay sự kiện nóng hổi, chân thật. Ngày 21/6/2000, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

    Suốt chặng đường lịch sử cách mạng của Đảng và dân tộc ta, đội ngũ người làm báo đã có nhiều đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Những đóng góp quan trọng, những thành tích nổi bật của đội ngũ những người làm báo trong 97 năm qua đã làm ngời sáng truyền thống vẻ vang của báo chí và đội ngũ người làm báo cách mạng.

    Cùng với sự phát triển của đất nước, của tỉnh, đội ngũ những người làm báo Sóc Trăng đã có bước trưởng thành. Trình độ về chính trị, năng lực chuyên môn nghề nghiệp ngày càng được nâng lên. Đa số người làm báo tâm huyết, say mê với nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí được đề cao, nỗ lực trong chỉ đạo điều hành, tháo gỡ khó khăn, quyết tâm thực tốt nhiệm vụ tuyên truyền.

    Thời gian qua, các cơ quan báo chí của tỉnh, cơ quan báo chí Trung ương và khu vực thường trú tại địa phương đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh; thông tin đầy đủ, kịp thời các hội nghị quán triệt Nghị quyết, Kết luận về công tác xây dựng Đảng, hoạt động Quốc hội khóa XV, các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ. Tuyên truyền làm rõ nội dung trọng tâm trong các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị và chuyên đề năm 2022 của Tỉnh ủy về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với giới thiệu mô hình hay, cách làm hiệu quả, tổ chức, cá nhân điển hình tiểu biểu trong học tập làm theo Bác.

    Đặc biệt, năm 2022, tỉnh Sóc Trăng tổ chức kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, dân và quân Sóc Trăng vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, đây là sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh. Cùng với đó, thành phố Sóc Trăng được công nhận là Đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng. Để góp phần cho thành công của sự kiện này, báo chí tỉnh nhà, báo chí Trung ương và khu vực thường trú tại tỉnh đã bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện tốt đưa thông tin, tuyên truyền các hoạt động trước, trong và sau kỷ niệm 30 năm tái tỉnh và Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022 thông qua các tin bài, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, phóng sự, xuất bản, phát hành ấn phẩm đặc biệt, dựng các tập phim tư liệu giới thiệu về quá trình xây dựng phát triển vùng đất, quê hương con người Sóc Trăng từ khi tái lập… đã phản ánh đầy đủ các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng… của tỉnh sau 30 năm tái lập và phát triển.

    Hình thức tuyên tuyền được các cơ quan báo chí chú trọng sử dụng hiệu quả các phương thức truyền thông trên internet, mạng xã hội, nền tảng số…; qua đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, đáp ứng ngày càng cao đời sống tinh thần, cổ vũ các điển hình tiên tiến, phong trào thi đua yêu nước của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, làm nổi bật hình ảnh, quê hương, con người Sóc Trăng, lợi thế, tiềm năng của tỉnh Sóc Trăng sau 30 năm tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển; tạo niềm tin, niềm tự hào của cán bộ, đảng viên và nhân dân về thành tựu đổi mới của quê hương Sóc Trăng.

    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt việc quy hoạch, sắp xếp hợp lý hệ thống báo chí, truyền thông. Rà soát quy hoạch ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hoá. Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”. Để triển khai hiệu quả, các cơ quan báo chí, đội ngũ người làm báo tỉnh nhà cần quan tâm:

    Thứ nhất, Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản phải nhanh nhạy, có bản lĩnh chính trị, không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, hiểu biết rộng, có kỹ năng nghề nghiệp, am hiểu công nghệ để chỉ đạo báo chí, xuất bản vào cuộc một cách kịp thời, chuẩn xác, tỉnh táo, nhất là đối với những vấn đề bức xúc, nhạy cảm hoặc những quyết định lớn, hệ trọng của đất nước. Các phóng viên, biên tập viên cần không ngừng rèn luyện trí lực, bút lực, đạo đức nghề nghiệp, đổi mới tư duy, phương pháp, cách thức hoạt động, nỗ lực sáng tạo, cũng như trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng, công nghệ để có thể sáng tạo ra những tác phẩm báo chí, xuất bản có chất lượng tốt, hấp dẫn, định hướng dư luận đúng đắn, kịp thời, góp phần thực hiện được sứ mệnh cao cả của báo chí, xuất bản.

    Thứ hai, Mỗi nhà báo, người làm công tác xuất bản phải tích lũy về kiến thức và kinh nghiệm; thể hiện tính nhân văn và luôn xác định nhiệm vụ chính trị của mình là góp phần bảo đảm công bằng, phát triển và tiến bộ xã hội; bảo vệ lợi ích chính đáng và đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân cũng như lợi ích của đất nước.

    Thứ ba, Các cơ quan báo chí quan tâm sản xuất nội dung báo chí, xuất bản chất lượng cao, ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, tận dụng số hóa để tạo ra các sản phẩm báo chí, xuất bản chất lượng, hấp dẫn; tạo những tiện ích tốt nhất cho độc giả trong tiếp cận, sử dụng thông tin, lan tỏa, chiếm lĩnh vị thế so với thông tin trên mạng xã hội, giữ vững vai trò là dòng thông tin chủ lưu quan trọng nhất trong đời sống xã hội.

    Phát triển hệ thống báo chí, xuất bản chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại chính là xây dựng, củng cố một công cụ của Đảng trong giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ văn hóa và nhận thức chính trị cho nhân dân, động viên, cổ vũ sức mạnh to lớn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Lý Rotha



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 99
  • Hôm nay: 7842
  • Trong tuần: 98,953
  • Tất cả: 11,214,572