Lượt xem: 427

Hiệu quả từ việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Sóc Trăng

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư khóa XII về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” đã góp phần làm tăng hiệu quả quản lý rừng, bổ sung vào hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiện hành.

 


Lãnh đạo UBND tinh khảo sát thực tế Dự án trồng rừng ngập mặn tại Phường 1, thị xã Vĩnh Châu do Tổ chức hợp tác Đức (GIZ) tài trợ. Ảnh Thúy Liễu

 

    Từ khi có Chỉ thị số 13-CT/TW, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương trong tỉnh đã tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng ở địa phương; nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và các tầng lớp nhân dân, chủ rừng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã có sự chuyển biến và nâng cao hơn.

    Công tác quản lý, bảo vệ rừng và đóng cửa rừng tự nhiên được quan tâm thực hiện; chủ động ngăn chặn các vụ phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật; xử lý triệt để vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ dập tắt các đám cháy rừng. Việc chuyển đổi diện tích rừng, đặc biệt đối với rừng phòng hộ, rừng tự nhiên luôn được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đã góp phần hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Việc kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước được quan tâm; phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; các sở, ban, ngành; các cá nhân, tổ chức có liên quan đã phối hợp tốt trong thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đối với các địa phương có rừng ven biển, việc phân công cán bộ xã, ấp phụ trách lâm nghiệp; tổ chức, củng cố các tổ quản lý và bảo vệ rừng, nhóm đồng quản lý rừng; tăng cường phối hợp với Kiểm lâm thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng đã góp phần giảm các vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

    Sau khi Chỉ thị số 13-CT/TW được ban hành, tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cụ thể, đã tổ chức 90 lớp tập huấn, với 7.207 lượt người dự và 24 cuộc tuyên truyền trên truyền hình. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể, cán bộ đảng viên và nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với môi trường, đời sống của con người và nền kinh tế được nâng cao; tạo chuyển biến tích cực trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của từng cấp, từng ngành, địa phương, đơn vị. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương xem công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ thường xuyên để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được xác định trong các nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan.

    Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương đã chỉ đạo triển khai thực hiện bằng nhiều hành động tích cực, quyết liệt và hiệu quả trong phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng; hạn chế thấp nhất số vụ vi phạm, thiệt hại tài nguyên rừng và điểm nóng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Thực hiện phân công, quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo đúng quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg, ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là đối với các địa phương có rừng phòng hộ ven biển; thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng triệt để, hiệu quả; xác định trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, đơn vị quản lý rừng khi để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép, cháy rừng nghiêm trọng, kéo dài; có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý triệt để sẽ phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

    Bên cạnh đó, tỉnh hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng đảm bảo phù hợp theo quy hoạch sử dụng đất tại địa phương, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, làm nền tảng cho xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư có tác động đến rừng và đất lâm nghiệp; chỉ đạo xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép có liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp; chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp; kịp thời kiểm tra, cương quyết chấm dứt hoạt động dự án vi phạm gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng,…

    Tỉnh tập trung đẩy mạnh trồng rừng tập trung ven biển, trồng cây phân tán theo chỉ tiêu kế hoạch dự án đã phê duyệt, bảo đảm chỉ tiêu độ che phủ rừng toàn tỉnh vào năm 2025. Đặc biệt, trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng các dự án, chương trình bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng,... nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu; thu hút sự tài trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các nguồn vốn khác để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện các mô hình nông - lâm kết hợp dưới tán rừng nhằm cải thiện sinh kế, tạo điều kiện cho người dân sống gần rừng tham gia quản lý, bảo vệ rừng.

    Tỉnh xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý hoặc để xảy ra việc các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Theo dõi, giám sát, quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; thường xuyên rà soát, nắm chắc thông tin và xử lý dứt điểm các “điểm nóng” và đối tượng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.

    Công tác phát triển rừng được chú trọng từ khâu quản lý giống đưa vào trồng rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo Chỉ thị số 936/CT-BNN-TCLN, ngày 18/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; thực hiện tốt từ khâu quản lý giống tại các cơ sở sản xuất, theo chuỗi hành trình giống; theo dõi, giám sát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng giống đưa vào sản xuất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng phục vụ công tác trồng rừng.

    Trong thời gian qua, địa phương đã tranh thủ các nguồn vốn ODA cho công tác bảo vệ, phát triển rừng ven biển. Kết quả, các dự án trồng rừng phòng hộ thời gian qua đã làm tăng diện tích rừng, góp phần tăng khả năng phòng hộ của rừng trên dọc chiều dài bờ biển của tỉnh, tạo môi trường sinh thái cho các loài thủy sản, động vật cư trú, tăng giá trị của rừng. Giai đoạn 2017-2022, tỉnh đã huy động được các dự án phát triển rừng với diện tích 38,84 ha, bao gồm: Dự án phát triển rừng ngập mặn tại xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu do Quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng sống bền vững thực hiện (18,5ha); Dự án trồng rừng ngập mặn tại Phường 1, thị xã Vĩnh Châu do Tổ chức hợp tác Đức (GIZ) tài trợ (17,5ha); Dự án Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long - giai đoạn 1 (2,84ha).

Hồng Nhi



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 50
  • Hôm nay: 1627
  • Trong tuần: 85,033
  • Tất cả: 11,540,826