Lượt xem: 526

Sóc Trăng thực hiện chính sách, pháp luật về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh

Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 08 di tích cấp quốc gia, 43 di tích cấp tỉnh được xếp hạng và 08 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hoàn thiện thể chế và các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa là rất cần thiết hiện nay, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn trong quá trình xây dựng văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ mới.

 


Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo, một trong 8 di sản phi vật thể của tỉnh đã được công nhận

 

    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, trong những năm qua tỉnh Sóc Trăng đã ban hành nhiêu văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm ứng dụng Bảo tàng thông minh (hệ thống cơ sở dữ liệu các tư liệu, hiện vật của các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, văn hóa phi vật thể,… của tỉnh), sau khi hệ thống được đưa vào sử dụng sẽ thuận lợi trong quá trình quản lý và cập nhật các thông tin có liên quan đến công tác quản lý di sản trên địa bàn tỉnh.

    Hiện nay, tỉnh đã hoàn thiện công tác kiểm kê tại 775 khóm, ấp tập trung vào 07 loại hình: Tiếng nói chữ viết; ngữ văn truyền miệng; nghệ thuật diễn xướng dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống. Sau kiểm kê đã xuất bản 1.000 cuốn sách văn hóa phi vật thể các dân tộc tỉnh Sóc Trăng để tuyên truyền di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh và phục vụ cho công tác nghiên cứu, ngoài ra đã lập 17 hồ sơ về đề tài di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh. Thống kê được 10 lễ hội truyền thống (thuộc nhóm lễ hội dân gian) được tổ chức quy mô từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh.

    Công tác lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu nghệ nhân, nghệ sĩ được quan tâm. Thời điểm hiện tại, tỉnh có 04 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và 08 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”. Đây là sự tôn vinh và ghi nhận những cống hiến nổi bật của các nghệ nhân trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Qua đó góp phần động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trao truyền những di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng.

    Tỉnh Sóc Trăng có 01 Bảo tàng loại III, có 06/11 huyện, thị xã, thành phố đã có Nhà truyền thống. Hằng năm, công tác sưu tầm hình ảnh, hiện vật bổ sung cho trưng bày và kho cơ sở luôn được ngành chuyên môn tham mưu chặt chẽ. Đến nay đã sưu tầm được 13.150 hiện vật do nhân dân hiến tặng.

    Đối với các di tích, thời gian qua tỉnh đã phát huy cơ bản hiệu quả trong huy động, quản lý, sử dụng kinh phí để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Một số di tích thực hiện công tác vận động xã hội hóa, sử dụng từ các nguồn đóng góp để triển khai thực hiện trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp di tích tạo hiệu quả rất thiết thực. Tổng nguồn kinh phí đầu tư, bảo quản và phục hồi di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh trong những năm gần đây đạt gần 150 tỷ đồng.

    Nhằm phát huy tối đa hiệu quả các các di sản văn hóa, tỉnh quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về di sản văn hóa đến với nhân dân, đặc biệt phát huy vai trò của các ban quản lý di tích tại địa phương. Từ đó góp phần tạo diện mạo mới trong công tác quản lý, việc mua bán, chèo kéo trong khu vực di tích, công tác phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm được chấn chỉnh đầu tư... Bên cạnh đó, giáo dục truyền thống tại các di tích được quan tâm, nhân các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng, các trường học, các tổ chức đoàn thể đưa học sinh, sinh viên, hội viên, đoàn viên thanh niên về nguồn cắm trại, tham quan học tập, trải nghiệm, nghe kể chuyện truyền thống… từ đó nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi người dân. Hằng năm, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức trên 90 cuộc trưng bày giáo dục truyền thống trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố với khoảng 235.262 lượt khách tham quan.

    Về cơ bản, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực di sản văn hóa được ban hành đồng bộ, không có sự chồng chéo nhau, song thực tế vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, điều chỉnh, bổ sung để việc thực thi pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả hơn. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này cần quán triệt các quan điểm và tuân theo nguyên tắc sau:

    Thứ nhất, quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.

    Thứ hai, bảo đảm tính kế thừa trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa. Đối với những ưu điểm, thành quả cần giữ vững và tiếp tục phát huy, kế thừa. Song song, trong thực tiễn triển khai cần rút kinh nghiệm để kịp thời sửa chữa những quy định chưa phù hợp, những điểm bất cập chưa đồng bộ, loại bỏ những quy định lạc hậu, kế thừa và bổ sung những nội dung phù hợp, tiến bộ, có tính khả thi và tính khoa học.

    Thứ ba, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa theo hướng đổi mới, tiến bộ, tinh gọn, hiệu quả, bảo đảm mục tiêu gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

    Thứ tư, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được công nhận.

    Việc thực thi hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có hiệu quả cần có sự chung tay phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, nhà nghiên cứu, cộng đồng sở hữu di sản và người dân. Sự đồng lòng, chung sức này sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa cũng chính là góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nguyễn Dũng



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 126
  • Hôm nay: 8088
  • Trong tuần: 99,199
  • Tất cả: 11,214,818