Lượt xem: 3216

Nuôi chuột bạch, sinh kế mới của người dân cù lao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi chuột bạch bắt đầu nở rộ tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, ngoài xu hướng nuôi chuột làm kiểng trong giới trẻ thì loài vật này còn được gây nuôi để phục vụ cho công tác y khoa. Tại tỉnh Sóc Trăng, mô hình nuôi chuột bạch cũng đang bắt đầu manh nha tại thị trấn Cù Lao Dung với hiệu quả bước đầu khá ổn định.

    Đầu năm 2019, ông Huỳnh Văn Giàu ở ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung tìm mua 05 cặp chuột bạch về gây nuôi để cung cấp thức ăn cho trại rắn hổ hành của gia đình. Nhận thấy nhu cầu tìm mua chuột bạch trên thị trường ngày càng cao, giá cả cũng tương đối ổn định; chuột bạch trở thành vật nuôi thứ 2 được gia đình ông lựa chọn để phát triển kinh tế. Theo ông Giàu, loài chuột này có khả năng nhân giống rất nhanh, trung bình cứ 30 ngày chuột sinh sản 01 lần với số lượng mỗi lần gần 10 con; tính đến nay, chuồng nuôi của gia đình đã phát triển hơn 300 con cả chuột bố mẹ và chuột giống. Ông Giàu cho biết: “1 con như vậy bán được 15 nghìn đồng, mỗi lần giao như vậy từ 300 đến 500 con, 1 tháng giao 1 lần. Trừ chi phí cũng còn lời khoảng 5 triệu đồng”.


Mô hình nuôi chuột bạch.

 

Theo nhiều hộ cho biết, nuôi chuột bạch không mất nhiều thời gian chăm sóc, chỉ cần chú ý bổ sung đầy đủ lượng nước uống hằng ngày. Thức ăn chủ yếu của chuột là lúa và cám được vò viên nên chi phí đầu tư cũng ít tốn kém hơn so với các loài vật nuôi khác, mô hình này cũng rất thoáng về đầu ra. Thông thường thì chuột cỡ nhỏ được xuất bán để phục vụ cho công tác thí nghiệm y học tại một số viện, trường. Riêng chuột bố mẹ được bán với giá 100 nghìn đồng mỗi con cho những hộ có nhu cầu mua để gây giống. Bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm ở ấp Phước Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung cho biết thêm: “Đối với chuột bạch chăm sóc rất dễ, mỗi ngày chỉ cần đi kiểm tra thức ăn, nước uống một lần. Về đầu ra cũng không phải lo ngại, với số lượng lớn thì bán cho các đại lý tại Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng nhỏ thì bán cho những người mua nuôi làm kiểng hoặc làm thức ăn cho các động vật hoang dã như là rắn hoặc trăn”.

Mặc dù thuộc loài gặm nhấm trong họ hàng nhà chuột, nhưng chuột bạch được đánh giá là sạch sẽ và ít mầm bệnh hơn so với các loại chuột gây hại khác. Tuy nhiên, để tránh rủi ro dịch bệnh phát sinh trong quá trình nuôi; ngành chuyên môn khuyến cáo người dân phải thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, khu vực nuôi. Đặc biệt, không nên nuôi theo hình thức tự phát mà cần đầu tư xây dựng chuồng trại theo đúng kỹ thuật, tách biệt giữa khu nuôi với nhà ở để đảm bảo môi trường sống. Đồng chí Cao Văn Trường - Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cù Lao Dung khuyến cáo: “Ngoài các dịch bệnh trên chuột thì bà con phải thường xuyên quan tâm vệ sinh chỗ nuôi nhốt, thực hiện tiêu độc khử trùng và đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi. Chuột là loài gặm nhấm nên bà con cũng cần ý nuôi nhốt để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh”.

Toàn huyện Cù Lao Dung hiện có khoảng 20 hộ thực hiện mô hình nuôi chuột bạch, tập trung nhiều tại khu vực thị trấn. Với những lợi ích kép về lợi nhuận kinh tế và cả vấn đề tiêu thụ; đây được xem là mô hình tiềm năng để đa dạng thêm sinh kế cho hộ dân nông thôn, đặc biệt là với những gia đình hạn chế về diện tích đất canh tác. Tuy nhiên, để mô hình phát triển lâu dài và mang lại hiệu quả như mong đợi thì tuân thủ công tác vệ sinh thú y như khuyến cáo là điều vô cùng cần thiết.

Ngọc Thơ



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 101
  • Hôm nay: 3521
  • Trong tuần: 84,566
  • Tất cả: 11,459,314