Lượt xem: 319

Long Phú tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính

Từ đầu năm đến nay, Phòng Tư pháp huyện Long Phú đã chứng thực được 44 bản sao điện tử từ bản chính; còn tại UBND các xã, thị trấn thì chưa phát sinh nhu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính. Để thực hiện thủ tục này, người dân cần có hộp thư điện tử (email) hoặc tài khoản dịch vụ công quốc gia (DVCQG).

 


Người dân đến chứng thực bản sao từ bản chính.

 

    Nhằm triển khai có hiệu quả Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và các văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh (Nghị định 45), Sở Tư pháp phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn cho Phòng Tư pháp và lãnh đạo, công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, thị trấn về quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ dịch vụ công “chứng thực bản sao điện tử”. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND huyện Long Phú còn ban hành Công văn số 103/UBND-TP ngày 11/02/2022 về việc đôn đốc thực hiện nhập dữ liệu chứng thực và thực hiện chứng thực bản sao trên môi trường điện tử; chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến công tác chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; bố trí trang thiết bị cần thiết để triển khai thực hiện nhiệm vụ này bao gồm: Hạ tầng mạng, chứng thư số, máy quét văn bản… Đồng thời, giao Phòng Tư pháp tham mưu UBND huyện theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính cho UBND các xã, thị trấn.

    Theo quy định của Nghị định số 45, thì chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy, để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính. Về giá trị pháp lý, bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy sẽ có giá trị sử dụng như bản chính. Thông qua việc thực hiện chứng thực bản sao điện tử, cá nhân, tổ chức có thể đăng ký trực tuyến hoàn toàn đối với đa số các thủ tục hành chính đã được cung cấp trên môi trường điện tử, loại bỏ tình trạng phải nộp, xuất trình bản sao chứng thực (bản giấy) để đối chiếu, xác minh lại hồ sơ như hiện nay. Bản sao chứng thực điện tử được ký số và đóng dấu bảo đảm tính nguyên vẹn, chính xác và có thể sử dụng lại nhiều lần.

    Thời gian tới, Phòng Tư pháp huyện, tiếp tục tham mưu UBND huyện đôn đốc các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đăng ký tài khoản DVCQG để thực hiện thủ tục chứng thực bản sao điện tử ngày càng nhiều, giúp người dân giảm thời gian, chi phí đi lại, phục vụ ngày càng tốt hơn trong lĩnh vực chứng thực.

Sóc Ca



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 129
  • Hôm nay: 12453
  • Trong tuần: 101,345
  • Tất cả: 11,204,384