Lượt xem: 437

Sóc Trăng sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 27/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về Chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án số 03/ĐA-UBND, ngày 6/10/2022 về Chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sau thời gian thực hiện, Sóc Trăng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận về chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực; tuy nhiên, hiện công tác chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cộng tác viên Trang thông tin điện tử tổng hợp Đảng bộ tỉnh có cuộc trao đổi với đồng chí Ngô Thanh Toàn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về nội dung này.

 


Nhiều hội thảo giới thiệu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số được các sở, ban, ngành tỉnh thường xuyên tổ chức. Ảnh: H.LAN

 

    * Đồng chí đánh giá như thế nào về công tác chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua?

    Đồng chí Ngô Thanh Toàn: Sóc Trăng hiện có 3.848 doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 97,92% doanh nghiệp thuộc quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều này là một trong những thách thức lớn đối với việc chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian qua, mặc dù tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động, các doanh nghiệp cũng đã tích cực hưởng ứng ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao và chưa mang tính lan tỏa trong phần lớn cộng đồng doanh nghiệp.

    * Với thông tin đồng chí cung cấp cho thấy, số doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số tại tỉnh hiện còn rất khiêm tốn, theo đồng chí đâu là nguyên nhân?

    Đồng chí Ngô Thanh Toàn: Việc doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh còn mang tính khiêm tốn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

    Về nguyên nhân chủ quan có thể thấy rõ nhất, là việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh chủ yếu hoạt động sản xuất theo mô hình truyền thống nhỏ lẻ, hộ gia đình nên khó khăn trong việc thay đổi mô hình, tập quán kinh doanh. Việc chuyển đổi số là một việc làm mới, cũng không thể học tập rập khuôn cùng một doanh nghiệp, do từng doanh nghiệp sẽ khác nhau về mô hình tổ chức, nhân lực, chi phí, mô hình kinh doanh nên doanh nghiệp không biết bắt nguồn từ đâu và làm như thế nào, dẫn đến việc nguồn nhân lực nội bộ phân chia chưa đúng cách (con người, kinh phí). Mặt khác, doanh nghiệp chưa có nhận thức rõ và đúng đắn về thực hiện “chuyển đổi số” sẽ mang lại lợi ích gì cho mình; một số doanh nghiệp chưa quyết tâm chuyển đổi số từ trong chính bản thân doanh nghiệp.

    Về nguyên nhân khách quan, thời gian qua Nhà nước luôn đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc hỗ trợ chỉ đồng hành một phần cùng doanh nghiệp nên việc hỗ trợ cũng chưa mang lại hiệu quả. Song song đó, việc cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ tới doanh nghiệp lại đang là trở ngại, do những điều kiện từ những chính sách mà Nhà nước quy định sẽ khó tìm kiếm được doanh nghiệp để nhận hỗ trợ.

    * Để tỉnh thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số, cộng đồng doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc. Xin đồng chí cho biết Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có giải pháp gì để hỗ trợ, giúp doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới?

    Đồng chí Ngô Thanh Toàn: Thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đẩy mạnh chuyển số để phục vụ người dân, hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Một trong những hoạt động nổi bật của Sở Kế hoạch và Đầu tư là cung cấp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Sở đã triển khai thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh trực tuyến mức độ 4 trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia thông qua môi trường mạng, với các dịch vụ giao tiếp như: Zalo, skype, teamviewer. Hoạt động này giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục hành chính bất kỳ đâu trên môi trường mạng mà không cần trực tiếp đến cơ quan nhà nước, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Đây cũng là mô hình giúp doanh nghiệp dần làm quen với công nghệ, chuyển từ thói quen giấy tờ truyền thống sang hệ thống mạng và mô hình này sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, tiện ích trong việc chuyển đổi số khi áp dụng. Việc tiếp nhận và xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn thấy toàn bộ quá trình từ lúc tiếp nhận đến khi trả kết quả.

    Bên cạnh đó, nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng cập nhật thông tin (sản phẩm, dịch vụ, các chuẩn chất lượng đang áp dụng, các giải thưởng đã đạt được, chiến lược kinh doanh, email, điện thoại, tài khoản ngân hàng), Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng “phần mềm cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và hệ thống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp” với nhiều thông tin hữu ích liên quan đến doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể cập nhật nhu cầu hỗ trợ; nhu cầu kết nối, hợp tác; tìm kiếm, kết xuất danh sách các doanh nghiệp hoạt động theo ngành nghề có nhu cầu kết nối để chủ động liên hệ, giao dịch, tạo thuận tiện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

    Ngoài ra, theo Kế hoạch số 76/KH-UBND đã được UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động như: Biên soạn sổ tay, tài liệu hướng dẫn thủ tục, quy trình đăng ký thụ hưởng các chính sách. Xây dựng tờ rơi giới thiệu các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp (Trung tâm Phục vụ hành chính công, các cuộc hội thảo, các buổi họp mặt doanh nghiệp…). Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ của tỉnh tổ chức hội thảo giới thiệu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt thông tin…

    Tin rằng, với các công việc được Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hóa, sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, từ đó thay đổi nhận thức để đi đến hành động, lấy chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, cắt giảm chi phí, thích ứng với bối cảnh mới của nền kinh tế số.

    * Xin cám ơn đồng chí!

H.LAN (THỰC HIỆN)



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 167
  • Hôm nay: 4057
  • Trong tuần: 88,649
  • Tất cả: 12,555,303