Lượt xem: 523

Kết quả sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng nông thôn mới

Ngày 23/12/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tỉnh Sóc Trăng. Qua hơn 2 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia và cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp sớm được kiện toàn tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, điều hành, triển khai xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới đã thực sự đi vào chiều sâu và mang tính chuyên môn cao, thể hiện rõ quan điểm là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. 

 


Xã nông thôn mới nâng cao Ngọc Tố. Ảnh minh họa

 

    Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2022 mang tính trách nhiệm, chủ động, đúng đắn và mang lại hiệu quả thiết thực. Tiến độ hoàn thiện khung cơ chế, chính sách đáp ứng với yêu cầu phục vụ triển khai Chương trình thông suốt, thuận lợi. Phong trào thi đua Sóc Trăng chung sức xây dựng nông thôn mới được duy trì và lan tỏa mạnh mẽ hơn; thực hiện đồng bộ, gắn kết với cuộc vận động xã hội sâu rộng, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới. Nội dung và phương thức triển khai công tác thi đua, truyền thông tuyên truyền ngày càng đa dạng, đổi mới; chính sách được cụ thể hoá và ban hành, các mô hình thực tế được triển khai hiệu quả.

    Tình hình, tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đề ra. Xét theo yêu cầu về chỉ tiêu và tiến độ xây dựng nông thôn mới hằng năm, liên tiếp trong 2 năm qua đều đạt và vượt mục tiêu kế hoạch chung của tỉnh, tạo thuận lợi để tăng tốc và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2025. Cảnh quan môi trường nông thôn được đẩy mạnh chỉnh trang, ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn; các nội dung còn hạn chế đã từng bước được khắc phục thông qua việc tập trung triển khai thực hiện 6 chương trình chuyên đề phục vụ xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành để nâng cao chất lượng sống khu vực nông thôn.

    Khung cơ chế, chính sách trực tiếp về xây dựng nông thôn mới được khẩn trương hoàn thiện sớm hơn so với nhiều tỉnh, thành trong khu vực, đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình thuận lợi, không bị gián đoạn. Các cơ chế, chính sách được ban hành đáp ứng yêu cầu về tiến độ khẩn trương, có tính bao quát, toàn diện và chuyên sâu, nâng cao chất lượng so với các giai đoạn trước với nhiều điều chỉnh, bổ sung mới phù hợp thực tế và quy định hiện hành về xây dựng nông thôn mới.

    Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư ngày càng đồng bộ; thu nhập và điều kiện sống của nông dân tiếp tục nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung có giá trị kinh tế cao; môi trường và điều kiện sinh thái nông thôn từng bước cải thiện theo hướng tích cực; hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, vị thế của người nông dân và dân chủ cơ sở ngày càng được phát huy; tình hình chính trị và an ninh trật tự khu vực nông thôn được giữ vững và ổn định.

    Kết quả cụ thể qua 2 năm thực hiện Nghị quyết thể hiện qua các chỉ tiêu như sau:

    Qua 2 năm thực hiện, toàn tỉnh có thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và thị xã Vĩnh Châu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Số lượng xã được công nhận đạt chuẩn trong các năm 2021, 2022 cao nhất từ khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới đến nay và cao hơn so với yêu cầu bình quân hàng năm để đảm bảo tiến độ hoàn thành mục tiêu chung đến năm 2025 (yêu cầu bình quân hàng năm cần đạt thêm 4,4 xã nông thôn mới và 6,2 xã nông thôn mới nâng cao). Số tiêu chí bình quân là 18,5 tiêu chí/xã.

    Kết quả thực hiện so với chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 theo Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 23/12/2021 của Tỉnh uỷ:

    - Xã nông thôn mới: Đến nay, toàn tỉnh có 64 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 80% tổng số xã), đạt 88,8% so với kế hoạch đến năm 2025 (72 xã). Dự kiến, đến cuối năm 2023, có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; luỹ kế có 70/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 97,2% kế hoạch).

    - Xã nông thôn mới nâng cao: Đến nay, toàn tỉnh có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chiếm 20% tổng số xã), đạt 50% so với kế hoạch đến năm 2025 (32 xã). Dự kiến, đến cuối năm 2023, có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; luỹ kế có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 65,6% kế hoạch).

    - Xã nông thôn mới kiểu mẫu: Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 0% so với kế hoạch đến năm 2025 (8 xã). Dự kiến, đến cuối năm 2023, có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 25% kế hoạch).

    - Huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (chiếm 30% số huyện, thị xã; thị xã Ngã Năm và thị xã Vĩnh Châu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huyện Mỹ Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới), đạt 50% so với kế hoạch đến năm 2025 (6 đơn vị cấp huyện). Dự kiến, đến cuối năm 2023, có thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; luỹ kế có 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (đạt 83,3% kế hoạch).

    - Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 0% so với kế hoạch đến năm 2025 (2 huyện). Dự kiến đến những năm 2024-2025, tỉnh Sóc Trăng sẽ có huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

    Trên cơ sở kết quả thực hiện các chỉ tiêu sau 2 năm ban hành Nghị quyết, Tỉnh ủy đề ra một số chỉ tiêu cụ thể để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đến năm 2025 như sau:

    Phấn đấu đến cuối năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt các mục tiêu cơ bản như sau:

    - Có thêm ít nhất 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng luỹ kế toàn tỉnh có 72 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 90% tổng số xã).

    - Có thêm ít nhất 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng luỹ kế toàn tỉnh có 32 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chiếm 40% tổng số xã).

     - Có thêm ít nhất 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (chiếm 10% tổng số xã).

    - Có thêm 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nâng luỹ kế toàn tỉnh có 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (chiếm 60% số huyện, thị xã).

    - Có thêm 2 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao (chiếm 20% số huyện, thị xã).

Hồng Nhi



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 37
  • Hôm nay: 2554
  • Trong tuần: 88,201
  • Tất cả: 11,565,408