Lượt xem: 979

Thanh niên khởi nghiệp từ gạo hữu cơ

Trong bối cảnh hiện nay, chất lượng nông sản, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề được người tiêu dùng ngày càng quan tâm thì việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ mở ra nhiều triển vọng. Mô hình này không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, an toàn cho người tiêu dùng mà còn bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng. Nhận thức được điều đó, thanh niên Tạ Minh Bé ở xã Viên An, huyện Trần Đề đã chọn hướng khởi nghiệp của mình là xây dựng mô hình trồng lúa hữu cơ. Và hiện nay sản phẩm lúa gạo của anh Bé đã có thương hiệu riêng khẳng định được sự uy tín đối với khách hàng.


Anh Tạ Minh Bé với cánh đồng lúa được canh tác theo hướng hữu cơ.

 

    Tham quan cánh đồng lúa chín vàng có diện tích 8ha ở Nông trường cá Bờ Đập, xã Viên An, huyện Trần Đề chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đa dạng trong hệ sinh thái nơi đây. Trên bờ ruộng trồng hoa, rau màu, bên dưới trồng lúa, dưới tầng nước là nơi trú ngụ của nhiều loại cá đồng. Chủ nhân của đồng lúa này là anh Tạ Minh Bé, sinh năm 1984. Anh Bé cho biết: Tất cả diện tích lúa này đều được canh tác theo hướng hữu cơ từ hơn 3 năm nay. Theo anh Bé, quy trình sản xuất các giống lúa này không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng 100% phân hữu cơ - loại phân có nguồn gốc từ thực vật,  được ủ hoai mục để bón, rất tốt cho cây trồng. Nhờ vậy mà các giống lúa này có thể chịu được nhiều điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, thân thiện với môi trường và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện diện tích canh tác lúa theo mô hình này là trên 10 ha.  Sau khi thu hoạch, năng suất đạt 500 - 700kg/1.000 m2. Chính nhờ cách làm của mình, anh Bé đã khôi phục lại dưỡng chất cho đất, giúp năng suất liên tục tăng dần lên. Những lời phản đối, chỉ trích dần không còn. Gia đình cũng tin tưởng giao cả chục hecta đất ruộng để anh Bé sản xuất gạo sạch.

    Lúa sau khi thu hoạch được, anh sẽ chọn lọc một phần nhỏ để làm giống tiếp tục, phần còn lại làm gạo thương phẩm và bán lẻ trực tiếp cho bà con. Từ khi gieo trồng đến khâu bao bì đóng gói đều là một quy trình khép kín. Anh Bé trực tiếp giám sát quy trình xay xát và đóng gói. Gạo không sử dụng hóa chất bảo quản mà dùng phương pháp hút chân không, với quy trình và công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

    Nếu như trong vụ mùa đầu tiên, việc tìm kiếm khách hàng, đầu ra cho sản phẩm gạo sạch của anh khá khó khăn thì dần dần đã tạo được những khách hàng thân thiết. Đến thời điểm này, thương hiệu gạo hữu cơ Nông trường cá Bờ Đập gồm những hạt gạo sạch của chàng trai liều lĩnh dám đi ngược cách trồng lúa truyền thống này đã đã được bán nhiều nơi, có mặt ở thị trường khắp cả 3 miền Bắc – Trung – Nam và xuất hiện ở nhiều phiên chợ dành cho sản phẩm sạch… Sản phẩm gạo sạch bán ra thị trường được chia làm hai phân khúc: Sản phẩm bình dân giá 20 – 25 ngàn đồng/kg và sản phẩm gạo cao cấp có giá thành cao (do sản lượng không nhiều, năng suất không cao trong khi phẩm chất tốt, độ dinh dưỡng cao). Anh Bé quan niệm tiêu chí bán nông sản là giá thành dựa trên giá trị dinh dưỡng nông sản mang lại, hoặc ngược lại là giá trị dinh dưỡng quyết định giá thành.

    Hiện tại, nhãn hiệu gạo Nông trường cá Bờ Đập được xếp hạng đạt chuẩn 3 sao trong chương trình OCOP (Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm). Sắp tới, Anh Bé còn dự định sẽ mở rộng liên kết với những nông dân có chí hướng làm lúa sạch để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Từ một nông dân chân đất, bây giờ anh đang mơ ước sẽ hoàn thiện chuỗi giá trị từ cây lúa và cùng nông dân làm giàu với thương hiệu mang tên Gạo hữu cơ nông trường cá Bờ Đập.

Phương Anh



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 103
  • Hôm nay: 3183
  • Trong tuần: 93,382
  • Tất cả: 11,726,503