Lượt xem: 96

Quốc hội tiếp tục thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 1/6 - ngày làm việc thứ 10 của Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiếp tục làm việc tại hội trường để thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 và chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia.

 


Các ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tại hội trường

 

    Với nội dung thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, rất nhiều đại biểu đã tham gia thảo luận. Trong ngày 31/5 và sáng 1/6, có tất cả 76 đại biểu phát biểu các ý kiến tại hội trường và có 10 đại biểu phát biểu tranh luận với các đại biểu khác và thành viên Chính phủ. Ngoài ra, vẫn còn gần 100 đại biểu đăng ký thảo luận. Trong buổi sáng, các ĐBQH tiếp tục cho ý kiến: Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân; kết quả đạt được trong bối cảnh khó khăn là đáng trân quý; bảo đảm cân đối cung cầu, điều hành, bình ổn giá phù hợp; có giải pháp, xử lý các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học... Trong ngày 31/5, đại biểu Tô Ái Vang - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng đã nêu 3 vấn đề cần quan tâm đó là: Năm 2023 Chính phủ xác định là năm dữ liệu số Việt Nam, nên các bộ, ngành liên quan sớm hoàn chỉnh dữ liệu thống kê về tình trạng thất nghiệp hiện nay; Ngân hàng Nhà nước phải quy định trần room tín dụng và đề nghị Quốc hội xem xét mức giảm thuế giá trị gia tăng xuống từ 3 đến 4% vì nếu chỉ giảm 2% chưa phải là mức tốt cho nền kinh tế.

Buổi chiều, các ĐBQH tiếp tục thảo luận nội dung Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%; việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia. Các đại biểu đã cho ý kiến: Cân nhắc mở rộng đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo; cần đánh giá rõ hơn về những tồn tại, hạn chế, lãng phí; bài học kinh nghiệm từ quyết toán ngân sách; sớm tháo gỡ điểm nghẽn về cơ chế cho Dự án tuyến đường ven biển của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; lãng phí về niềm tin nguy hiểm hơn lãng phí vật chất, tiền bạc; đẩy nhanh giải ngân vốn để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, cần được quan tâm, hỗ trợ; tình trạng lãng phí vẫn còn diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau; cần rà soát, đánh giá đúng thực trạng giải ngân... Nhiều nội dung của các đại biểu đề cập trong phiên thảo luận buổi chiều đã được các bộ trưởng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính giải trình làm rõ các ý kiến của đại biểu Quốc hội. Tổng hợp trong phiên thảo luận có 19 đại biểu phát biểu, còn 17 đại biểu đăng ký nhưng chưa phát biểu.

Ngày 2/6, các ĐBQH làm việc tại hội trường để thảo luận một số dự án Luật liên quan đến lĩnh vực Công an và biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Thanh Khiết



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 57
  • Hôm nay: 1312
  • Trong tuần: 94,869
  • Tất cả: 11,699,952