Lượt xem: 637

Sóc Trăng huy động hơn 10.000 tỷ đồng thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh

Sáng ngày 10/5, UBND tỉnh Sóc Trăng tiếp và làm việc với Tổ công tác của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh. Về phía Tổ công tác, có đồng chí Tạ Thị Yên - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, Tổ trưởng Tổ công tác của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng; Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí là Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đơn vị trong tỉnh.

 


Quang cảnh buổi làm việc

 

    Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Sóc Trăng đã báo cáo kết quả triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng nguồn vốn huy động từ năm 2021 đến năm 2023 thực hiện 3 chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh là hơn 10.600 tỷ đồng. Trong đó, vốn cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là hơn 9.800 tỷ đồng; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là hơn 135 tỷ đồng và vốn cho Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hơn 656 tỷ đồng. Các chương trình MTQG  trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả tích cực, tác động lớn đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn; tăng thu nhập cho người dân theo từng năm; hệ thống y tế, giáo dục được cải thiện; tỷ hệ hộ nghèo giảm qua các năm. Đối với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 64/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 80%, trong đó, có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh giảm được 7.270 hộ nghèo, tương đương giảm 2,19%, trong đó, giảm hơn 3.000 hộ nghèo là người dân tộc Khmer; giảm hơn 3.500 hộ cận nghèo, trong đó, giảm 1.353 hộ cận nghèo là người dân tộc Khmer. Với Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng dân tộc thiểu số, năm 2022, tỉnh đã tập trung quyết liệt triển khai đồng bộ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình, trong đó, đã triển khai thực hiện xây dựng hơn 60 công trình và hỗ trợ chuyển đổi nghề cho gần 200 hộ, hỗ trợ đất ở cũng như nhà ở, đất sản xuất cho hơn 1.000 hộ.

    Tại buổi làm việc, Tổ công tác của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội đã đặt ra nhiều vấn đề và được các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh trao đổi, làm rõ, xoay quanh các văn bản chỉ đạo trong công tác triển khai các chương trình MTQG, tiến độ giải ngân vốn của các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc các chương trình cũng như chia sẻ các mô hình hay, cách làm thiết thực trong triển khai các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh.

    Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh – Trần Văn Lâu nhấn mạnh, 3 chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì vậy, thời gian qua, Sóc Trăng đặc biệt quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức thực hiện, với nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ. Qua đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Tổ công tác ghi nhận các kiến nghị và có ý kiến đề xuất với các bộ, ngành rà soát lại các văn bản quy định còn chồng chéo, sớm điều chỉnh những nội dung không phù hợp. Nhất là các bộ, ngành cần sớm có văn bản hướng dẫn, quy định tiêu chí định mức trong các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm cơ sở để tỉnh triển khai trong thời gian tới.

    Phát biểu kết thúc buổi làm việc, đồng chí Tạ Thị Yên – Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, Tổ trưởng Tổ công tác của Đoàn giám sát đánh giá cao công tác tổ chức thực hiện cũng như kết quả mà tỉnh Sóc Trăng đạt được trong thực hiện 3 chương trình MTQG thời gian qua. Đồng thời, đề nghị thời gian tới, UBND tỉnh cần khẩn trương nghiên cứu, rà soát ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình; đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân thực hiện các dự án thuộc các chương trình một cách hiệu quả, đúng quy định. Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị, sở, ngành trong triển khai các chương trình MTQG. Nhất là rà soát danh mục công trình, dự án thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình MTQG để báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư. Tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện các công trình, dự án, tiểu dự án thành phần, huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo hiệu quả, hướng tới giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đồng thời, đảm bảo nguồn vốn cho các công trình, nhất là vốn đối ứng của địa phương, vốn huy động xã hội, vốn tín dụng, nếu cần thiết thì kiến nghị Trung ương điều chỉnh vốn đầu tư trung hạn hay điều chỉnh nguồn vốn để đảm bảo thực hiện mục tiêu của cả 3 chương trình MTQG trong thời gian tới.

Ánh Phúc



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 71
  • Hôm nay: 12987
  • Trong tuần: 96,393
  • Tất cả: 11,552,186