Lượt xem: 145

Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Đầu tư xây dựng Bến cảng Trần Đề

Chiều ngày 23/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng họp thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi giữa kỳ Dự án Đầu tư xây dựng Bến cảng Trần Đề thuộc Cảng biển Sóc Trăng.

 


Đồng chí Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại buổi làm việc

 

    Dự họp có các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng; Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Chí Công - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc. Về phía Trung ương có đồng chí Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; đại diện một số bộ, ngành như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam... Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND huyện Trần Đề.

    Theo báo cáo, bến cảng ngoài khơi Trần Đề, giai đoạn khởi động gồm: 2 bến/800m cho tàu tổng hợp và 2 bến phao chuyển tải hàng rời (than). Hệ thống kè/đê chắn sóng dài 9.800m, trong đó giai đoạn khởi động 4.000m. Cầu vượt biển dài 17,8km; cầu dẫn kết nối cầu vượt biển với bến cảng giai đoạn khởi động dài 1,85km. Khu dịch vụ hậu cần cảng, logistics có tổng diện tích khoảng 4.000 ha. Khu này cơ sở hạ tầng bao gồm: San lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, điện động lực, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, thông tin liên lạc để kêu gọi nhà đầu tư thuê cơ sở hạ tầng.

    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu của cả nước nhưng giá trị vẫn chưa tương xứng. Một trong những điểm nghẽn lớn nhất là chưa có cảng biển vận tải thủy đủ lớn để những tàu hàng trăm ngàn tấn có thể xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp đi sang các nước. Cảng biển Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng được đầu tư với kỳ vọng gỡ khó cho cả vùng và nâng cao giá trị hàng hóa. Mỗi năm, khoảng 70-80% lượng hàng hóa của vùng phải chuyển lên cụm cảng ở Đông Nam bộ. Dự báo, nhu cầu hàng hóa thông qua cảng Trần Đề đến năm 2030 khoảng 33,6 triệu tấn; đến năm 2050 là trên 81 triệu tấn. Dự án Bến cảng Trần Đề thuộc Cảng biển Sóc Trăng được chia làm 6 phân kỳ đầu tư; giai đoạn khởi động 2024-2028 với gần 46.700 tỷ đồng, trong đó, nguồn lực của tư nhân trên 25.000 tỷ đồng; dự kiến năm 2025 sẽ khởi công và hoàn thành vào năm 2028. Điều này có tính khả thi vì 85% nguồn lực đầu tư cho các cảng hiện nay không dùng ngân sách.


Mô hình cảng nước sâu Trần Đề

 

    Theo lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, đầu tư vào cảng nước sâu Trần Đề, nhà đầu tư sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi lớn. Ngoài việc tạo thuận lợi cho xuất, nhập khẩu trực tiếp tại cảng thì còn thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long vì tận dụng được lợi thế vận tải biển. Và việc xúc tiến thành lập cảng biển Trần Đề đóng vai trò rất quan trọng không chỉ với tỉnh Sóc Trăng mà còn cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo kết quả nghiên cứu của một số đơn vị tư vấn, khi đưa vào hoạt động cảng biển Trần Đề sẽ tiết giảm được chi phí vận chuyển hàng hoá từ 30-40% so với hiện nay./.

Thanh Khiết



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 113
  • Hôm nay: 2595
  • Trong tuần: 90,449
  • Tất cả: 11,577,896