Lượt xem: 2499

Đoàn kết - nhiệm vụ trọng yếu trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tiễn cách mạng Việt Nam là minh chứng hùng hồn nhất về giá trị của đại đoàn kết, có đoàn kết mới tạo nên nguồn sức mạnh to lớn vượt qua mọi trở ngại, chiến thắng kẻ thù xâm lược, cùng chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết thành bài học: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

 


Cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 

    Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vô sản. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng.

    Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đoàn kết quyết định thành công cách mạng. Vì đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống nhất. Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, quy mô của đoàn kết quyết định quy mô, mức độ của thành công. Và, đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.

    Tại sao Đế quốc Pháp có ưu thế về vật chất, về phương tiện chiến tranh hiện đại lại phải thua một Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm lược? Đó là vì đồng bào Việt Nam đã đoàn kết như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ. Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước. Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”. Chính sức mạnh của lực lượng toàn dân đoàn kết làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: “Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo lá cờ Việt Nam để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc. Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó”.

    Từ thực tiễn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Và Người khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng, đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”. Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.

    Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, trong văn kiện các kỳ đại hội toàn quốc của Đảng ta và trong quá trình lãnh đạo của mình, người đứng đầu Đảng ta luôn đặt vấn đề đoàn kết lên trên hết, trước hết và là nhân tố quyết định thành công.

    Trong các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đặc biệt là quyển sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc”, là tài liệu quý giúp các cấp ủy đảng nhận thức và vận dụng rõ hơn về xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tập trung nhấn mạnh về đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung cuốn sách toát lên tư tưởng lớn, tình cảm chân thành của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc với các địa phương, cơ quan, đơn vị ở nhiều địa bàn khác nhau, từ miền núi, biên giới đến miền biển; từ nhà máy đến ruộng đồng. Đến đâu, đồng chí Tổng Bí thư cũng dành thời gian thăm hỏi, động viên Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình có công với cách mạng, các đồng chí thương bệnh binh, các cụ cao tuổi, các cháu thiếu niên, nhi đồng, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo… Những lời thăm hỏi, động viên đó có sức lan tỏa mạnh mẽ, thể hiện sự quan tâm, tình cảm yêu thương, đồng cảm của người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta với các tầng lớp nhân dân, để lại ấn tượng sâu sắc, làm lay động lòng người.

    Và trong sách cũng đã chỉ ra nhưng bài học kinh nghiệm về đoàn kết, đại đoàn kết trong tình hình hiện nay. Đó là: Giữ vững vai trò tiên phong, hạt nhân lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong xây dựng và phát huy sức mạnh khôi đại đoàn kết toàn dân tộc thời kỳ mới. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm huy động mọi nguồn lực, phát huy tỉnh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sức sáng tạo của các giai tầng xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng thật sự đại diện và bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng có năng lực, uy tín, tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì công việc chung.

    Đối với tỉnh Sóc Trăng, là tỉnh có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo. Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân. Đây cũng là cơ sở, là nền tảng để Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tiếp tục tạo sự đồng thuận, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến trong cán bộ, đảng viên, nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Như Bác đã căn dặn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Thanh Khiết



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 153
  • Hôm nay: 4316
  • Trong tuần: 92,170
  • Tất cả: 11,579,617